Ưu và nhược điểm của nhà khung thép (Kèm 17 mẫu nhà đẹp năm 2018)

THANH TUNG—HOMIFY THANH TUNG—HOMIFY
"Dornröschenschloss", miacasa miacasa Country style houses
Loading admin actions …

Với độ bền, khả năng chịu lực cùng nhiều ưu điểm vượt trội, nhà khung thép đang là xu hướng nhà ở yêu thích hiện nay. Ở bài viết này, homify sẽ giới thiệu chi tiết những ưu, nhược điểm cơ bản của nhà khung thép để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về loại hình nhà ở này. Cùng với đó là 17 ví dụ nhà ở ứng dụng khung thép với thiết kế hiện đại đẹp mắt. Cùng xem nhé! 

1—Ưu điểm

Ưu điểm của nhà khung thép:

- Tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí. 

- Thời gian thi công nhanh. Đối với những ngôi nhà quy mô nhỏ, yêu cầu thời gian xây dựng phải nhanh chóng. Quá trình chuẩn bị cho xây dựng nên thực hiện càng hiệu quả càng tốt, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc sử dụng khung thép có thể đáp ứng được nhu cầu này. 

- Linh hoạt và tiện lợi. Việc sử dụng khung thép để tạo những không gian mới trong nhà ở là việc không còn xa lạ. Khung thép có thể được lắp đặt vào các kết cấu sẵn có, sau đó bố trí thêm các vật dụng nội thất như trong hình trên, ngay lập tức góc phòng đã biến thành một không gian nghỉ ngơi vô cùng thoải mái, rất ấn tượng phải không nào? 

- Kết cấu gọn, nhẹ. Không giống như bê tông và gỗ, khung thép không chiếm nhiều không gian, do đó căn phòng trong nhà bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng hơn. Điều này rất phù hợp với những bạn yêu thích phong cách hiện đại tối giản cho ngôi nhà tương lai. 

- Khả năng chống ẩm mốc cao. Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái. 

- Khả năng tạo hình không giới hạn. Việc sử dụng thép làm khung nhà ở cho phép hiện thực hóa những ý tưởng trang trí nhà ở không giới hạn của bạn. Bởi vì độ bền của thép tốt hơn bê tông, gỗ, và những vật liệu sử dụng làm khung nhà thông thường.

2—Nhược điểm

Nhược điểm của nhà khung thép:

- Dể bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm. Với môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn tới bào mòn, phá hoại công trình. 

- Khả năng chịu lửa thấp. Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ  dán. 

- Độ bền tương đối. Nhà khung thép giải quyết nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông. 

- Chi phí bảo dưỡng tương đối cao. Nhà khung thép hoàn toàn có độ bền đảm bảo, tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, tăng khả năng chịu lửa, khả năng chống gỉ cho thép tương đối cao. Do đó, các công trình nhà ở dân dụng ít thích hợp với việc xây dựng nhà khung thép.

17

Tóm lại, nhà khung thép vẫn là một lựa chọn thú vị trong xây dựng nhà ở hiện nay. Với một số công trình nhà ở tại các khu vực thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng khi làm nhà khung thép sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong quá trình sử dụng cần trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và cầu thang thoát hiểm khi có hỏa hoạn cẩn thận để tăng độ an toàn của công trình.

Xây nhà với khung thép: 9 lợi ích không ngờ có thể bạn chưa biết

Lưu lại hơn 100 ngôi nhà thép tiền chế đẹp nhất để bạn xây cực nhanh

Xây nhà khung thép tiền chế rộng 90m2 kiên cố và tiết kiệm (kèm bản vẽ)

15 mẫu nhà tiền chế đẹp chẳng thua nhà gạch

Chi phí xây nhà tiền chế 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Với 100m2 diện tích bạn hoàn toàn có thể chọn xây cho mình những mẫu nhà tiền chế với thiết kế đẹp và tiện nghi, đó có thể là một ngôi nhà cấp 4, nhà 2 tầng thậm chí là 3 tầng bằng hình thức thiết kế nhà khung thép tiền chế.

Tùy thuộc vào tài chính của gia đình để bạn có thể lựa chọn mẫu nhà tiền chế sao cho phù hợp.

Với số tiền hiện có trong tay thì bạn có thể xây nhà tiền chế như thế nào, hình thức ra sao? Những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia giải đáp bằng cách tính chi phí xây nhà tiền chế như sau:

  • Phần thô: Với một ngôi nhà tiền chế có diện tích là 100m2 đơn giá xây dựng cho phần thô giao động từ khoảng 1.500.000 VNĐ/m2 đến 2.500.000 VNĐ/m2.
  • Hoàn thiện: Một ngôi nhà tiền chế bao gồm chi phí trang trí nội thất cho ngôi nhà thì báo giá dao động khoảng từ 4.000.000 VNĐ/m2 đến 5.500.000 VNĐ/m2.

Bạn cần lưu ý rằng mức báo giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí này vẫn có sự thay đổi lên xuống dựa vào giá của thị trường cùng các yếu tố khác như vị trí của lô đất, chất lượng nguyên vật liệu mà bạn lựa chọn, kiểu dáng, phong cách thiết kế… Nhưng với cách tính này ,bạn cũng đã có thể tự tính toán được khoản chi phí để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Xem thêm: 21 giải pháp tiết kiệm không gian cho những ngôi nhà nhỏ

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine