Những mẫu thiết kế nhà phố tân cổ điến luôn chiếm được vị thế quan trọng đối với nhiều người dù xu hướng chung đang tiến về những thứ hiện đại, mới mẻ hơn. Vẻ đẹp của kiến trúc tân cổ điển dễ mang đến cho người nhìn cảm giác gần gũi, quen thuộc bên cạnh sự sang trọng, quý phái hay nói cách khác là sự đẳng cấp. Cũng chính vì thế mà nhiều gia chủ quyết định lựa chọn phong cách thiết kế này cho mái ấm của gia đình.Đôi nét về kiến trúc tân cổ điển.
Tân cổ điển là cách gọi của một trào lưu hướng đến sự cải cách ở các lĩnh vực gồm nghệ thuật trang trí, nghệ thuật thị giác, âm nhạc, văn học và kiến trúc. Tân cổ điển lấy cảm hứng từ văn hóa và nghệ thuật cổ điển phương Tây, xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 18.
Thiết kế nhà phố tân cổ điển
Mẫu thiết kế nhà phố tân cổ điển
Mẫu thiết kế nhà phố 3 tầng 5x14m tân cổ điển của gia đình anh Nam tại quận 2 – Tp.HCM được thiết kế hướng đến vẻ đẹp sang trọng chỉ với 2 màu sắc cơ bản gồm trắng và ghi xám.Chi tiết gây ấn tượng mạnh của ngôi nhà là lan can lục bình, gợi nhớ hình ảnh những ngôi nhà truyền thống gần gũi vô cùng quen thuộc.Ngôi nhà có đến 2 mái với độ vươn khác nhau, sử dụng dạng vòm cung đặc trưng của kiến trúc nhà ở cổ điển, bên cạnh đó còn kết hợp kẻ chỉ nổi. Cửa cổng cũng hài hòa với những hoạ tiết cách điệu sơn xám đồng bộ với chủ đề chung của ngôi nhà phố 3 tầng.
Phương án thiết kế thành công trong việc tạo độ nổi và giữ nét riêng cho từng bộ phận đặc trưng cấu thành nên bản chất tân cổ điển cho ngôi nhà phố. Về mặt chi phí xây dựng, mẫu nhà phố cũng không quá chênh lệch nếu so với hình thức hiện đại.Nhà phố tân cổ điển Chị Hạnh – Quận 9
Taka tiếp tục gửi đến bạn phương án thiết kế nhà phố tân cổ điển mái ‘mẹ bồng con’ đặc trưng tương tự ở phương án nhà anh Nam bên trên. Khác biệt đôi chút, chi tiết mái kết hợp cùng vòm cung được ốp đá hoa cương vàng sẫm họa tiết tự nhiên đã gia tăng vẻ sang trọng cho ngôi nhà, phù hợp với những gia chủ muốn mặt tiền ngôi nhà nổi bật.Gam màu trắng vẫn đóng vai trò chủ đạo, là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển đã được kiến trúc sư Taka sử dụng. Ngoài ra chi tiết chỉ nổi ở sàn tầng 2 cũng tạo nên điểm nhấn ấn tượng, một hàng chỉ trắng chạy ngang uốn lượn theo độ vương của ban công đồng thời được ốp đá đồng bộ vừa là ranh giới phân chia 2 tầng vừa là điểm tiếp nối tạo sự liên thông chặt chẽ.
Cửa vòm cung khớp với phần mái vòm cho một hiệu ứng hài hòa, vừa mắt rất dễ chịu. Ở phương án này kiến trúc sư không dùng cột tròn mà thay vào đó là cột vuông kích thước vừa phải, được khoét rãnh dọc tạo hiệu ứng khối nông sâu sinh động.Cổng rào cũng được thiết kế đồng bộ, vừa đóng vai trò làm nền đệm nêu bật công trình chính vừa hòa hợp vào một thể thống nhất.